CRMOnline

Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Hệ thống CRM là gì? 25 Chức năng quan trọng của hệ thống CRM

  • Hệ thống CRM là tổng hợp dữ liệu khách hàng qua các kênh khác nhau.
  • Hệ thống cũng là trung gian giữa khách hàng và doanh nghiệp.
  • Hệ thống kết nối web công ty, điện thoại, trò chuyện trực tiếp, tài liệu tiếp thị và mạng xã hội.
  • Hệ thống cung cấp thông tin chi tiết khách hàng cho nhân viên bao gồm thông tin cá nhân, lịch sử mua hàng, sở thích và mối quan tâm của khách hàng.

CRM là gì?

CRM (Quản lý quan hệ khách hàng) giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới. Giữ cho khách hàng vui vẻ, hài lòng hơn bằng cách tổ chức thông tin khách hàng và khách hàng tiềm năng theo cách giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng. Doanh nghiệp phát triển vượt bậc hơn.

Hệ thống CRM là gì ?

Hệ thống CRM mang đến cho tất cả bộ phận một cách quản lý tốt hơn từ bán hàng, dịch vụ khách hàng, phát triển kinh doanh, tuyển dụng, tiếp thị hoặc bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào khác. CRM giúp xây dựng mối quan hệ tương tác bên ngoài dẫn đến thành công.

Cho phép doanh nghiệp lưu trữ thông tin liên hệ của khách hàng và khách hàng tiềm năng. Xác định cơ hội bán hàng, ghi lại các vấn đề dịch vụ và quản lý các chiến dịch tiếp thị. Tất cả ở một vị trí trung tâm. Cung cấp thông tin về mọi tương tác của khách hàng cho bất kỳ bộ phận nào tại công ty, những người cần nó.

Việc hiển thị màn hình thông tin và truy cập dữ liệu dễ dàng, nhanh chóng. Điều này giúp công của các bộ phận trôi chảy hơn, làm việc tốt hơn. Các bộ phận thấy được thông tin của nhau nhanh chóng hơn. Dẫn đến làm việc rõ ràng, nhịp nhàng hơn, tăng năng suất hiệu quả làm việc.

Hệ thống CRM dành cho ai?

#1 Đối với nhân viên

Giúp nhân viên trong công ty biết cách giao tiếp với khách hàng hơn với những thông tin được lưu lại trên hệ thống: những gì khách hàng đã mua, lần mua cuối cùng, những gì khách hàng đã trả và nhiều thông tin khác.

#2 Đối với doanh nghiệp

Giúp các công ty thuộc mọi lĩnh vực ngành nghề, mọi quy mô thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. CRM còn có thể đặc biệt có lợi cho doanh nghiệp nhỏ. Nhóm công ty có quy mô từ 3-10 người thường cần tìm phần mềm CRM với chi phí thấp hơn.

Một hệ thống SuiteCRM đơn giản là sự áp dụng phần mềm nhằm theo dõi các dữ liệu của khách hàng. Tuy nhiên, một hệ thống phức tạp hơn lại đòi hỏi sự kết hợp các yếu tố: thông tin, nhân lực, chính sách và các nỗ lực của công ty nhằm thu hút cũng như gìn giữ khách hàng.

Hệ thống CRM là gì và hoạt động ra sao?

CRM bắt đầu băng thu thập dữ liệu trang web, email, điện thoại, mạng xã hội,v.v…của khách hàng qua nhiều nguồn và kênh khác nhau. Hệ thống tự động lấy thông tin khác nhu tin tức gần đây về hoạt động của công ty. Lưu trữ thông tin cá nhân trên hệ thống phần mềm chẳng hạn như sở thích cá nhân khách hàng về giao tiếp. Công cụ CRM sắp xếp thông tin cung cấp cho doanh nghiệp hồ sơ đầy đủ về tổng thể các nhân và công ty. Để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mối quan hệ của mình theo thời gian.

Nền tảng CRM cũng có thể kết nối với các ứng dụng kinh doanh khác giúp doanh nghiệp phát triển mối quan hệ với khách hàng. Các giải pháp CRM ngày nay linh hoạt hơn và tích hợp với các phần mềm kinh doanh khác của doanh nghiệp. Chẳng hạn như phần mềm kế toán, ERP, HRM…Để thông tin lưu chuyển theo cả hai cách cung cấp cho bạn cái nhìn 360 độ thực sự về khách hàng.

>> Chi phí cho hệ thống CRM là bao nhiêu?

Các thành phần hệ thống

Ở cấp độ cơ bản nhất, phần mềm CRM hợp nhất thông tin khách hàng và tài liệu thành một cơ sở dữ liệu CRM duy nhất. Người dùng doanh nghiệp dễ dàng truy cập và quản lý thông tin.

Một số chức năng hệ thống bao gồm:

  • Ghi lại các tương tác khác nhau của khách hàng qua email, điện thoại, mạng xã hội, hoặc các kênh khác.
  • Tùy thuộc vào khả năng hệ thống. Tự động hóa các quy trình làm việc khác nhau. Chẳng hạn như quản lý task công việc, lịch, notify nhắc nhở, cảnh báo.
  • Cung cấp cho người quản lý theo dõi hiệu suất và năng suất dựa trên thông tin được lưu trên hệ thống

1. Tự động tiếp thị (Marketing automation)

Công cụ CRM tự động hóa tiếp thị có thể tự động các task nhiệm vụ lặp đi lặp lại. Nâng cao nỗ lực tiếp tại các điểm khác nhau trong vòng tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Ví dụ như khi hệ thống có triển vọng bán hàng. Hệ thống tự động gởi nội dung tiếp thị qua email. Với mục tiêu biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.

CRM là gì? | Quản lý quan hệ khách hàng là gì?

2. Tự động hóa bán hàng

Tự động theo dõi các tương tác khách hàng. Tự động hóa các chức năng kinh doanh nhất định của chu kỳ bán hàng cần thiết theo dõi khách hàng tiềm năng. Có được khách hàng mới và xây dựng lòng trung thành khách hàng.

3. Tự động hóa quản lý cuộc gọi

Ghi âm các cuộc gọi hỗ trợ giải quyết vấn đề của khách hàng. Các công cụ trung tâm liên hệ tự động: chatbots cải thiện trải nghiệm người dùng khách hàng.

Tổng đài voip

4. Công nghệ định vị địa lý hoặc các dịch vụ dựa trên vị trí

Một số hệ thống bao gồm công nghệ có thể tạo các chiến dịch tiếp thị theo địa lý dựa trên vị trí thực tế của khách hàng. Công nghệ định vị địa lý cũng được sử dụng như một công cụ quản lý hoặc liên hệ tìm ra triển vọng bán hàng dựa trên vị trí.

5. Tự động hóa quy trình làm việc

Hệ thống giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các quy trình. Bằng cách hợp lý hóa khối lượng công việc thông thường. Cho phép nhân viên tập trung vào các nhiệm vụ sáng tạo và cấp cao hơn.

6. Quản lý khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng được theo dõi thông qua CRM. Cho phép nhóm báng hàng nhập, theo dõi và phân tích dữ liệu khách hàng tiềm năng ở một nơi.

Quản lý khách hàng All IN ONE

7. Quản lý nguồn nhân lực (HRM)

Hệ thống giúp theo dõi thông tin của nhân viên. Chẳng hạn như thông tin liên hệ, đánh giá hiệu suất, lợi ích trong công ty. Điều này cho phép bộ phận nhân sự quản lý hiệu quả hơn.

8. Phân tích

Phân tích trong CRM giúp tạo ra tỷ lệ hài lòng của khách hàng tốt hơn bằng cách phân tích dữ liệu người dùng. Giúp tạo các chiến dịch tiếp thị được nhắm mục tiêu.

9. Trí tuệ nhân tạo

Công nghệ AI được tích hợp vào nền tảng CRM để tự động các tác vụ lặp đi lặp lại. Xác định các kiểu mua của khách hàng để dự đoán hành vi của khách hàng trong tương lai và hơn thế nữa.

10. Quản lý dự án

Một số hệ thống bao gồm các tính năng giúp người dùng theo dõi chi tiết dự án của khách hàng như mục tiêu, liên kết chiến lược, quy trình, quản lý rủi ro và tiến độ.

11. Tích hợp với các phần mềm khác

Nhiều hệ thống có thể tích hợp với phần mềm khác. Chẳng hạn như trung tâm cuộc gọi và hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP).

Tích hợp với hệ thống ERP

 

Tất cả chức năng của hệ thống CRM

Về cơ bản, hệ thống là một tập hợp thông tin và tài liệu khách hàng. Vì vậy tất cả các doanh nghiệp có thể truy cập và quản lý, quản lý tệp khách hàng dễ dàng hơn (tìm kiếm, trích lọc, thống kê, có cái nhìn 360 độ về khách hàng,…).

1/ Quản lý khách hàng tiềm năng (KHTN)

2/ Quản lý khách hàng mua hàng ( Khách hàng công ty, khách hàng cá nhân)

3/ Quản lý người liên hệ của khách hàng

4/ Quản lý cơ hội bán hàng (thương vụ giao dịch với khách hàng)

5/ Quản lý các hoạt động bán hàng ( Gọi điện, Gặp mặt, Gởi email)

6/ Quản lý báo giá

7/ Quản lý hợp đồng

8/ Quản lý hóa đơn

9/ Quản lý giao việc nhân viên (task)

10/ Quản lý tài liệu khách hàng ( Document)

11/ Quản lý kho kiến thức (Knowledbase)

12/ Quản lý Tickets

13/ Quản lý báo cáo

14/ Quản lý người dùng

15/ Quản lý phân quyền người dùng

  • Phân quyền theo mô hình nhóm người dùng
  • Phân quyền theo mô hình công ty
  • Phân quyền theo mô hình tập đoàn (Phân cấp cho IT từng đơn vị nhỏ chỉ có quyền tạo và phân quyền người dùng và KHÔNG” xem được dữ liệu của đơn vị thành viên)

16/ Quản lý chiến dịch marketing (gởi email cá nhân hóa hàng loạt cho khách hàng)

17/ Quản lý sản phẩm / dịch vụ

18/ Quản lý thu chi

19/ Quản lý thiết lập KPI  ( về hoạt động và doanh số)

20/ Quản lý LeadCard – Quản lý và chăm sóc khách hàng “ALL IN ONE

21/ Tích hợp CRM với Website, Landing Page, Contact Form để thu thập thông tin khách hàng tiềm năng

22/ Tích hợp với tổng đài IP Call Center ( nghe và gọi điện trực tiếp trên crm, ghi âm cuộc gọi,..)

23/ Tích hợp với hệ thống ERP tạo thành 1 hệ thống quản trị khép kín cho doanh nghiệp

24/ Quản lý báo cáo

  • Báo cáo tổng hợp khách hàng và nhân viên
  • Báo cáo động dạng biểu đồ ( khách hàng, hoạt động, doanh số)
  • Thống kê dữ liệu khách hàng và hoạt động tổng hợp
  • Báo cáo hoạt động kinh doanh ( Sales, KPI Report )

Xem đầy đủ tính năng phần mềm LongPhat CRM

>> Tôi muốn chuyên gia tư vấn CRM

 

—————————————

LONGPHATCRM – Đơn vị tiên phong tư vấn và triển khai phần mềm CRM Online chuyên sâu cho doanh nghiệp trên nền suitecrm tại Việt Nam.

Để được tư vấn miễn phí và tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, bạn hãy gọi đến: HOTLINE: 0911.536.678

Bạn vui lòng đăng ký dùng ngay hôm nay, để được trải nghiệm miễn phí đầy đủ những tính năng phần mềm quản lý và chăm sóc khách hàng B2B cho doanh nghiệp – CRM cho B2B

>> Bài viết liên quan:

he-thong-crm

Liên hệ