CRMOnline

Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Quy trình CRM mà CEO cần biết

Đối với hầu hết doanh nghiệp, tài sản quan trọng nhất, giá trị cao nhất là khách hàng của họ. Trải nghiệm hay cảm nhận của khách hàng tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp.

CRM được sinh ra để giúp khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời. Giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết 5 bước căn bản quy trình CRM mà CEO cần biết.

I. CRM là gì?

CRM là từ viết tắt của từ tiếng anh ” Customer Relationship Management tạm dịch là quản lý mối quan hệ khách hàng. Đơn giản có thể hiểu doanh nghiệp quản lý các tương tác với khách hàng từ đó hình thành mối quan hệ trong kinh doanh.

1. Đối tượng mà CRM System hướng tới

Đối tượng mà CRM System hướng tới là:

  • Khách hàng: Là người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ nói chung. Các khách hàng có khả năng lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp khác nhau.
  • Mói quan hệ trong kinh doanh: Doanh nghiệp với các khách hàng, đối tác của mình thường xuyên thực hiện các giao dịch. Điều này giúp họ đánh giá, thấu hiểu khách hàng. Nó giúp hình thành mối quan hệ kinh doanh doanh bền chặt hơn.
  • Quản lý: Là hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục tiêu kiểm tra, giám sát một chủ  thể cụ thể. Với khách hàng, doanh nghiệp muốn quản lý  để thấu hiểu khách hàng, đáp ứng nhu cầu của họ tốt hơn.

II. Tại sao doanh nghiệp nên tối ưu mô hình CRM?

Tại sao doanh nghiệp nên tối ưu mô hình CRM

Mô hình CRM là một quy trình chăm sóc và quản lý khách hàng để giúp tạo dựng mối quan hệ kinh doanh bền chặt.

Với việc hiểu được mô hình CRM là gì, doanh nghiệp sẽ nắm bắt chính xác nhu cầu của khách hàng đưa ra những chiến lược nhằm giữ chân họ. Khách hàng có những trải nghiệm tốt, họ sẽ mua hàng của doanh nghiệp. lợi nhuận doanh nghiệp sẽ được sinh ra từ đó.

Ưu điểm lớn nhất cảu mô hình CRM đó chính là khả năng kết nối. Cập nhật thông tin ngay lập theo công nghệ mới nhất. Nó giúp cho nhà quản lý có thể đưa ra quyết định gần như tức thì với mọi thay đổi trong hoạt động của doanh nghiệp.

III. Quy trình CRM là gì và bao gồm những bước nào?

Quy trình CRM là gì và bao gồm những bước nào? Một hệ thống phần mềm CRM giúp quản lý dữ liệu thông tin khách hàng cũng như theo dõi công việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Tùy theo từng nhu cầu của các doanh nghiệp khác nhau. Mà yêu cầu về quy trình CRM có sự thay đổi. Nhưng nhìn chung, quy trình chiến lược CRM của hầu hết doanh nghiệp. Đều xoay quanh khách hàng theo 5 nhiệm vụ sau:

1. Tư vấn bán hàng (CRM Sales)

Bước đầu tiên nhưng cũng cực kỳ quan trọng trong quy trình CRM đó là triển khai các hoạt động Sale bao gồm: Gửi thư, Gọi điện, Báo giá, lên lịch hẹn, ký hợp đồng, giao dịch thanh toán, báo cáo công nợ…

2. Truyền thông (CRM Marketing)

Truyền thông (CRM Marketing)

CRM Marketing giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian trong việc phân loại khách hàng, chăm sóc theo từng nhóm, thúc đẩy mua hàng thông qua các công cụ Automation Marketing như: Email marketing, SMS marketing…

3. Dịch vụ sau bán hàng (CRM Services)

Kế hoạch chăm sóc khách hàng nhằm thúc đẩy người dùng mua lại sản phẩm, gia hạn dịch vụ bằng các hoạt động như: Giảm giá chiết khấu, quà tặng, gửi thư chúc mừng các ngày lễ tết…

4. Phân tích tập khách hàng (CRM Analysis)

Phân tích khách hàng để có cách tiếp cận (Sales) đúng đắn, giúp tối ưu hoạt động Marketing và Services. CRM giúp doanh nghiệp phân loại chi tiết tập khách hàng theo: Nhu cầu, Sở thích, Vị trí địa lý…

5. kết hợp giữa các phòng ban, đối tác (CRM Collaborative)

Nếu như ở các doanh nghiệp thông thường thì mỗi bộ phận là 1 phần tách biệt riêng khiến cho đôi lúc dòng chảy thông tin không được thông suốt và chậm trễ.

Đối với CRM, các phòng ban đều được liên kết chặt chẽ với nhau. Mọi nhân viên đều được kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu trực quan nhanh chóng. Từ đó, công tác phục vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp cũng được hiệu quả hơn.

IV. Những lợi ích của phần mềm CRM là gì?

Hiện nay các phần mềm CRM như SalesForce, Zoho, Hubspot, LongPhatCRM,… Đều đã rất tiến bộ giúp doanh nghiệp tự động hoá nhiều khâu trong việc kết nối các bộ phận Marketing, Sale, Support một cách dễ dàng và khoa học hơn. CRM có thể theo vết toàn bộ hành trình khách hàng từ khi họ là một Tiềm năng (Leads) đến khi trở thành một khách hàng (Customer) với rất nhiều tính năng nâng cao như: Tự động đồng bộ dữ liệu từ Facebook, Website, Call Center về CRM rồi tự động gửi Automation Email, SMS nuôi dưỡng leads tự động…

CRM cũng có thể tự động ghi nhận các ý kiến phản hồi qua Survey và lên các biểu đồ thống kê biểu đồ phân tích khách hàng và còn rất nhiều tính năng nâng cao khác giúp cho doanh nghiệp quản lý và tương tác khách hàng dễ dàng hơn chuyên nghiệp hơn.

Sử dụng phần mềm CRM sẽ giúp có những lợi ích sau:

1. CRM giúp cải thiện việc quản lý liên hệ với khách hàng

Mỗi cuộc gọi, câu hỏi, cuộc đàm phán và điểm chạm nào với khách hàng đều được lưu lại trên lịch sử.

Điều đó sẽ giúp cho cả team sale, marketing và chăm sóc khách hàng cải thiện việc theo dõi tiến trình bán hàng và lịch sử khách hàng.

2. CRM giúp tăng cường hợp tác giữa các team và các phòng ban

Một hệ thống CRM cho phép các bộ phận phòng ban khác nhau làm việc cùng nhau với module dự án. Một team kinh doanh có thể phối hợp với team sản phẩm để cho ra một báo giá theo kích thước đặc thù.

Trong một chiến dịch Marketing, các nhân viên Sale có thêm thông tin, ý tưởng sáng tạo hơn về kịch bản khi trao đổi với nhân viên phòng ban khác.

3. Ứng dụng CRM trong nâng cao năng suất làm việc

5 bước căn bản quy trình CRM mà CEO cần biết

CRM giúp giảm thiểu các công việc hành chính. Như theo sát email và theo dõi quản lý các cuộc họp. Phần mềm CRM giúp việc gửi email nhanh chóng,thống kê tỷ lệ mở, tỷ lệ click ngay trên CRM.

Từ đó, nhân viên kinh doanh sẽ ngay lập tức có một cuộc gọi ngay sau khi khách hàng vừa mở email. Bộ phận chăm sóc khách hàng có thể học rất nhiều điều về hành vi khách hàng.  Từ lịch sử được lưu lại trên CRM trước khi bắt đầu cuộc gọi chăm sóc khách hàng.

4. Hệ thống CRM hỗ trợ cho người quản lý kinh doanh

Quản lý Kinh doanh phân tích dữ liệu khách hàng, theo dõi các hoạt động bán hàng, truy cập báo cáo cơ hội, truy cập từ mọi nơi qua mobile app ngay khi cần thông tin, và cung cấp cho đội kinh doanh dữ liệu bán hàng được cập nhât theo thời gian thực (Real time)

Quản lý quy trình bán hàng từ khi còn là một thông tin tiềm năng sau đó được hệ thống CRM xếp hạng tiềm năng theo mức độ tiềm năng mua hàng rồi đến bước chốt sale.

5. Phần mềm CRM giúp dự báo hoạt động kinh doanh chính xác

Dữ liệu từ một nguồn duy nhất thống nhất tập trung. Hệ thống CRM giúp người quản lý dễ dàng hơn trong việc đưa ra các dự báo chính xác. Đội kinh doanh có thể dự báo doanh số tương lai từ các dữ liệu quá khứ, trong lúc các phân tích dự báo mang đến những phân tích sâu sắc từ Big Data (Dữ liệu lớn) để dự báo các hành vi khách hàng trong tương lai.

6. Báo cáo trên CRM trực quan tin cậy

CRM mang đến một cái nhìn tổng thể về quy trình bán hàng vì vậy rất dễ dàng phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và lưu ý các vấn đề này. Hệ thống dữ liệu báo cáo thống kê về tỷ lệ chuyển đổi. Doanh số mua hàng, KPI giúp cho hệ thống báo cáo trở nên trực quan và được nhìn khách quan từ nhiều hướng hơn bao giờ hết.

V. Lời kết

Ai cũng biết: Khách hàng là trung tâm mọi hoạt động của doanh nghiệp. Họ ảnh hưởng vô cùng lớn đế sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chúng ta cần quản lý khách hàng sao cho hiệu quả?

CRM là giải pháp tuyệt vời  để doanh nghiệp của bạn quản trị khách hàng tốt nhất và hiệu quả nhất.

Với thị trường cạnh tranh như ngày này thì CRM là công cụ đắc lực để doanh nghiệp của bạn nâng cao hiệu quả bán hàng và nâng cao của doanh nghiệp trong kỷ nguyên công nghệ 4.0.

 

—————————————

LONGPHATCRMĐơn vị tiên phong tư vấn và triển khai phần mềm CRM Online chuyên sâu cho doanh nghiệp trên nền SuiteCRM tại Việt Nam.

Để được tư vấn miễn phí và tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, bạn hãy gọi đến: HOTLINE: 0911.536.678

Bạn vui lòng đăng ký dùng ngay hôm nay, để được trải nghiệm miễn phí đầy đủ những tính năng phần mềm quản lý và chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp, B2B, B2C – CRM cho doanh nghiệp B2B,  B2C

 

>> Bài viết liên quan:

 

Phan-mem-quan-ly-khach-hang-cho-doanh-nghiep

Liên hệ