CRMOnline

Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Lợi ích phần mềm nguồn mở

Thuật ngữ phần mềm nguồn mở nghĩa gần tương đương mã nguồn mở nhưng với độ bao hàm cao hơn.

Ngày nay có rất nhiều dạng mở bao gồm: phần cứng, phần mềm nguồn mở, tài liệu/ học liệu mở, thiết kế mở… Phần mềm mã nguồn mở ngày nay phát triển với tốc độ khá cao,nó có nhiều động lực hơn mã nguồn đóng.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin có thể nói tới mã nguồn mở như cái gì đó năng động nhất. Tốc độ phát triển của nó có thể nói đến từng giờ một.

Như vậy phần mềm mã nguồn mở mang lại những lợi ích gì?

Phần mềm mã nguồn mở mang lại những lợi ích gì?

Lợi ích phần mềm nguồn mở thể hiện rỏ nhất ở tính kinh tế, sử dụng phần mềm nguồn mở tiết kiệm được nguồn tiền khổng lồ, nguồn tiền tiết kiệm trên sẽ giúp các nước đang phát triển hạn chế được hiện tượng chảy máu chất xám, khi mà các sinh viên được đào tạo về khoa học máy tính và phần mềm không còn đi tìm những công việc phù hợp với khả năng của họ tại các nước khác mà có thể làm việc tại đất nước mình.

Phần mềm nguồn mở là nền tảng cho việc giáo dục về khoa học máy tính

Phần mềm nguồn mở hầu như không có virus gây hại cho máy tính

Những ưu điểm phần mềm mã nguồn mở:

Tính an toàn

Tính an toàn

 

Mã nguồn được phổ biến rộng rãi: việc mã nguồn mở được phổ biến rộng rãi giúp người lập trình,người dùng dễ phát hiện, khắc phục các lỗ hỏng an toàn trước khi chúng bị xâm nhập. Các lỗi hệ thống phần mềm được phát hiện trong quá trình kiểm tra trước khi gây hậu quả xấu. Các hệ thống phần mềm nguồn mở thường có quy trình rà soát chủ động chứ không phải đối phó.

>> TOP 5 phần mềm CRM miễn phí mã nguồn mở tốt nhất

Ưu tiên về tính an toàn đặt trên tiêu chí tiện dụng:

  • Phần mềm nguồn mở được dùng để điều hành một phần lớn mạng internet. Do đó nó nhấn mạnh nhiều đến tính bền vững, chức năng vận hành thay vì tính dễ sử dụng.
  • Trước khi thêm bất cứ tính năng nào vào ứng dụng ta luôn can nhắc đến khía cạnh an toàn.Tính năng được đưa vào nếu không làm yếu đi tính an toàn của hệ thống.

Các hệ thống phần mềm mã nguồn mở chủ yếu dựa trên mô hình của Unix: nhiều người sử dụng, thuận tiện cho kết nối mạng. Do đó chúng được thiết kế với một cấu trúc an toàn bảo mật cao. Điều này đặc biệt quan trọng khi có nhiều người cùng chia sẻ quyền sử dụng một máy chủ cấu hình mạnh, vì nếu hệ thống có độ an toàn thấp, một người sử dụng bất kì có thể đột nhập vào máy chủ đánh cắp dữ liệu cá nhân của người khác, hoặc làm cho mọi người không tiếp cận được với các dịch vụ do hệ thống cung cấp.

Tính ổn định và đáng tin cậy

Tính ổn định và đáng tin cậy

 

Các phần mềm nguồn mở thường có tính ổn định, đáng tin cậy hơn các phần mềm nguồn đóng khác

Vào năm 1995, một cuộc thử nghiệm theo phương pháp chọn ngẫu nhiên.Tập trung thử nghiệm 7 hệ điều hành thương mại và GNU/Linux. Người ta nạp vào các hệ thống điều hành này những tính năng ngẫu nhiên theo một trình tự lộn xộn, bắt chước hành động của những người sử dụng kém hiểu biết. Kết quả:

  • Các hệ điều hành thương mại có tỷ lệ xung đột hệ thống trung bình là 23%.
  • Linux chỉ bị lỗi vận hành trong 9% số lần thử nghiệm.
  • Các tiện ích của GNU  bị lỗi vận hành có 6% xố lần thử nghiệm.

Mãi đến nhiều năm sau lỗi trong cuộc thử nghiệm trên mới được khắc phục với hệ điều hành FOSS.

Giảm lệ thuộc vào xuất khẩu

Một trong những động cơ quan trọng khiến các quốc gia đang phát triển nhiệt tình hưởng ứng phần mềm nguồn mở chính là chi phí khổng lồ của giấy phép sử dụng phần mềm đóng. Vì hầu như toàn bộ phần mềm của các nước đang phát triển đều được nhập khẩu.

Nghiên cứu và khảo sát còn cho biết mô hình phần mềm nguồn mở thiên nhiều hơn về dịch vụ công, do đó chi phí cho phần mềm cũng là để phục vụ những hoạt động của cơ quan chính phủ chứ không cho mục đích lợi nhuận của các công ty đa quốc gia. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến tạo công ăn việc làm cho xã hội

Vấn đề vi phạm bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ, và tính tuân thủ WTO

Nạn sao chép phần mềm là vấn đề mà hầu như quốc gia nào trên thế giới cũng gặp phải.

Tổ chức Business Software Alliance ước tính riêng trong năm 2002:

  • Tệ nạn sao chép phần mềm làm nước Mỹ thiệt hại mất 13,08 tỷ đôla.
  • Ngay với các quốc gia phát triển, nơi mà trên lý thuyết giá phần mềm còn vừa túi tiền ngời dân, tỷ lệ sao chép phần mềm còn ở rất cao (24% ở Mỹ và 35% ở Châu Âu).
  • Tại các quốc gia đang phát triển, nơi mà mức thu nhập khiến cho phần mềm một thứ hàng xa xỉ thì tỷ lệ sao chép có thể đạt tới 90%

Nạn sao chép phần mềm và hệ thống pháp luật lỏng lẻo sẽ gây thiệt hại cho một quốc gia trên nhiều phương diện.Quốc gia nào yếu việc thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ kém hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Nạn sao chép phần mềm còn gây hại cho nền công nghiệp phần mềm nội địa

Bản địa hóa

Bản địa hóa là làm thích ứng 1 sản phẩm phù hợp với thị trường mục tiêu.

Bản địa hóa là 1 trong những lĩnh vực nơi phần mềm nguồn mở tỏ rõ ưu thế của mình. Người sử dụng có thể tự do sửa đổi để phần mềm trở nên thích ứng với những nhu cầu riêng biệt của một văn hóa khu vực đặt thù, bất kể quy mô kinh tế của khu vực đó.

Các chuẩn mở và việc không phải lệ thuộc vào nhà cung cấp

Sẵn có mã nguồn: Với mã nguồn được phổ biến công khai, người ta lúc nào cũng có thể tái thiết kế và tích hợp lại bộ chuẩn của một ứng dụng. Mọi khả năng tùy biến đều đã thể hiện rõ trong mã nguồn. Đối với phần mềm đóng thì viêc tái thiết kế sẽ khó hơn. Một số mã còn được viết ra để đánh lạc hướng người dùng.

Chủ động tương thích chuẩn: khi đã có những chuẩn được thừa nhận rộng rãi, ví dụ như HyperText Markup Language (HTML) bộ chuẩn quy định cách thức hiển thị các trang web, thì các dự án phần mềm nguồn mở luôn chủ động bám sát những chuẩn này. Khi sử dụng các hệ thống phần mềm nguồn mở để thoát khỏi việc lệ thuộc vào nhà cung cấp.

Các phần mềm mã nguồn mở – Open Source nổi tiếng trên thế giới hiện nay: SuiteCRM, Odoo, …

LONGPHÁT CRM – Giải pháp quản lý và chăm sóc khách hàng chuyên sâu cho doanh nghiệp trên nền suitecrm 

tại Việt Nam.

Liên hệ