16 Chiến lược giữ chân khách hàng trung thành
Giữ chân khách hàng là một trong những cách quan trọng nhất để một công ty có thể phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù khách hàng mới là yếu tố cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp. Nhưng khách hàng hiện tại mua thêm hàng có thể cung cấp nhiều giá trị hơn cho công ty với chi phí quảng cáo và tiếp cận thấp hơn. Một khách hàng đã mua sản phẩm của bạn nghĩa là đã hiểu rõ về doanh nghiệp và có thể sẵn sàng mua lại với những khuyến mãi.
Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp danh sách 16 chiến lược. Bạn có thể sử dụng để giúp khuyến khích khách hàng mua hàng lặp lại.
>> 8 cách quản lý giữ chân khách hàng hiệu quả bằng phần mềm CRM
Các chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả
Trong khi hướng tới mục tiêu giữ chân khách hàng, hãy cân nhắc sử dụng kết hợp nhiều chiến lược khác nhau. Bằng cách sử dụng nhiều phương pháp giữ chân khách hàng. Bạn có thể phân tích phương pháp nào thành công nhất trong số các đối tượng mục tiêu của mình. Bạn có thể phát hiện ra rằng bạn mất khách hàng tại một thời điểm nhất định trong quá trình mua hàng. Sau đó tập trung vào nỗ lực duy trì vào khu vực cần nó nhất. Các chiến lược sau có thể hỗ trợ việc giữ chân khách hàng trong suốt các thời điểm khác nhau trong quá trình bán hàng:
- Giới thiệu
- Nâng cao dịch vụ khách hàng
- Lời cam kết
- Lắng nghe, thu thập phản hồi từ khách hàng
- Bản tin, thông tin về sản phẩm
- Giới thiệu sản phẩm đến người thân
- Theo dõi, giao tiếp với khách hàng sau mua hàng
- Cung cấp các ưu đãi
- Cùng chịu trách nhiệm
- Sự tiện lợi
- Cá nhân hóa
- Ưu đãi chuyên biệt
- Hỏi thăm khách hàng sau khi mua hàng
- Thiết lập dịch vụ đăng ký mua hàng đơn giản
- Sử dụng câu chuyện thành công về sản phẩm, dịch vụ
- Gửi lời cảm ơn
Giới thiệu
Một cách để tránh mất khách hàng là giới thiệu về sản phẩm. Tạo cơ hội khách hàng tìm hiểu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ngay khi họ bắt đầu sử dụng. Hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm bằng video, hoặc file đính kèm, sách điện tử có thể tải xuống hoặc hỗ trợ dịch vụ khách hàng trực tiếp. Khi khách hàng hiểu rõ cách sử dụng sản phẩm và tính năng của sản phẩm. Khả năng khách hàng mua sản phẩm của bạn.
Nâng cao dịch vụ khách hàng
Một chiến lược khác để giữ chân khách hàng làm cho khách hàng cảm thấy được quan tâm, phục vụ tốt. Để làm được điều nay, bạn hỗ trợ khách hàng có thể trao đổi thông tin về sản phẩm với nhau. Ví dụ: bạn có một diễn đàn cộng đồng trên trang web của mình. Khách hàng có quyền được đăng trên cộng đồng và khách hàng khác trả lời.
Lời cam kết
Cho khách hàng thấy bạn đang cung cấp dịch vụ cạnh tranh nhưng tránh đưa ra những lời hứa không thực tế. Những khách hàng có trải nghiệm phù hợp với mong đợi của họ có nhiều khả năng tiếp tục sử dụng sản phẩm của bạn hơn.
Lăng nghe, thu thập phản hồi từ khách hàng
Khi khách hàng cảm thấy rằng những phản hồi của khách hàng được đánh giá cao. Khách hàng cảm thấy được tôn trọng, hài lòng với sản phẩm và thương hiệu hơn. Chủ động yêu cầu và ghi nhận phản hồi giúp củng cố mối quan hệ của bạn với khách hàng. Chiến lược này giúp khách hàng chia sẻ kỳ vọng và cho phép bạn đánh giá các lĩnh vực cần cải thiện.
Bản tin, thông tin về sản phẩm
Bản tin cung cấp thông tin cập nhật thường xuyên và nội dung thú vị cho khách hàng. Khuyến khích khách hàng tương tác với thương hiệu của bạn và mua sản phẩm thường xuyên. Sau khi khách hàng cung cấp địa chỉ. Khách hàng thường thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm: hướng dẫn sử dụng, thông tin liên quan đến sản phẩm. Bản tin thúc đẩy sự quan tâm đến các sản phẩm hoặc bản cập nhật mới, khuyến khích khách hàng mua thêm mặt hàng khác.
>> Phần mềm quản lý khách hàng CRM chăm sóc khách hàng hiệu quả như thế nào?
Giới thiệu sản phẩm đến người thân
Cung cấp phần thưởng khi khách hàng giới thiệu đến những người thân, bạn bè về sản phẩm giúp khách hàng có động lực tiếp tục sử dụng sản phẩm của bạn. Giới thiệu khuyến khích khách hàng quảng bá thương hiệu để đổi lấy các sản phẩm miễn phí hoặc giảm giá. Phương pháp này có lợi ích là tạo ra khách hàng mới cũng như tăng giá trị khách hàng hiện tại.
Theo dõi, giao tiếp với khách hàng sau khi khách hàng mua hàng
Kết nối, giao tiếp với khách hàng để đảm bảo các khách hàng đều nhận được dịch vụ chất lượng trong suốt quá trình mua hàng. Điều này bao gồm việc theo dõi khách hàng trước đây và phân tích các mô hình mua. Hiểu được xu hướng mua hàng của khách hàng để cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện sâu sắc giá trị cách giữ chân khách hàng.
Cung cấp các ưu đãi
Các chính sách ưu đãi làm cho khách hàng quan tâm đến sản phẩm. Bao gồm quà tặng, cuộc thi. Đưa ra cơ hội nhận phần thưởng đổi lấy việc mua một sản phẩm có thể ảnh hưởng đến việc khách hàng hiện tại đặt hàng thêm. Những loại khuyến khích này cũng có thể tạo ra quảng cáo công khai và miễn phí cho một công ty.
Cùng chịu trách nhiệm
Khách hàng thường chọn các sản phẩm phù hợp với giá trị của họ. Hãy xem xét những giá trị nào mà khách hàng của bạn đánh giá cao nhất và tham gia vào một sáng kiến thể hiện sự đóng góp tích cực cho xã hội. Ví dụ như tổ chức quyên góp từ thiện, tình nguyện hoặc vận động…
Sự tiện lợi
Giao dịchđơn giản, tiện lợi, nhanh chóng là yếu tố quyết định để khách hàng chọn hợp tác kinh doanh với một công ty. Thực hiện các bước để giúp việc mua sản phẩm của bạn thuận tiện nhất có thể, chẳng hạn như cung cấp hỗ trợ trực tiếp hoặc có tùy chọn tạo tài khoản cho khách hàng.
Cá nhân hóa
Khi tương tác với khách hàng hiện tại, hãy tương tác với khách hàng càng nhiều, càng tốt để tạo kết nối cá nhân đáng nhớ. Cá nhân hóa có thể giúp khách hàng cảm thấy gắn bó hơn với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Điều này có thể bao gồm từ việc cá nhân hóa tên trên email đến gửi các ghi chú viết tay với thông tin chi tiết về việc mua hàng của họ.
Ưu đãi chuyên biệt
Nghiên cứu thông tin khách hàng mà bạn đã thu thập được và nhắm mục tiêu đến những khách hàng cụ thể với những ưu đãi chuyên biệt. Nhiều công ty sẽ lưu ý khách hàng nào chưa mua hàng thường xuyên và sẽ gửi sản phẩm giảm giá hoặc miễn phí để khuyến khích khách hàng tương tác lại với họ. Điều này có thể khuyến khích giữ chân khách hàng mà không giảm giá quá nhiều.
Hỏi thăm khách hàng sau khi mua hàng
Sau khi khách hàng mua hàng, hỏi thăm phản hồi từ khách hàng và theo dõi trải nghiệm của khách hàng. Nếu một khách hàng thường xuyên ngừng mua sản phẩm. Hãy liên hệ và quan tâm hỏi thăm thông tin lý do khách hàng ngừng mua hàng. Điều này mang lại cho bạn cơ hội khách hàng quay lại và cung cấp cho bạn thông tin có giá trị về cách giữ chân khách hàng.
Thiết lập dịch vụ đăng ký mua hàng đơn giản
Thiết lập dịch vụ đăng ký mua hàng thao tác đơn giản. Khách hàng vừa được mua hàng chính hãng uy tín và doanh nghiệp tăng doanh thu. Điều này khuyến khích khách hàng cam kết sản phẩm của bạn.
Sử dụng câu chuyện thành công về sản phẩm, dịch vụ
Chia sẻ những câu chuyện thực tế về trải nghiệm khách hàng tích cực về sản phẩm, dịch vụ. Bạn có thể nhắc nhở khách hàng về lý do tại sao họ chọn doanh nghiệp của bạn để mua hàng ban đầu. Lời chứng thực cho phép khách hàng nhớ sản phẩm của bạn đã cải thiện tuổi thọ của họ như thế nào và hình dung ra sự tiến bộ trong tương lai.
Gửi lời cảm ơn
Thường xuyên gửi lời cảm ơn đến những khách hàng đã ủng hộ doanh nghiệp của bạn. Thể hiện sự khiêm tốn với tư cách là một nhân viên bán hàng hoặc tổ chức có thể khuyến khích những người khác tiếp tục làm việc với bạn và củng cố tích cực quyết định mua hàng của khách hàng. Cảm ơn khách hàng bằng tin nhắn, mạng xã hội hoặc là một món quà nhỏ..
>> Bài viết liên quan:
- 4 bước dễ dàng tìm kiếm khách hàng và khách hàng mới
- Các mẹo tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp nhỏ