CRMOnline

Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Kinh nghiệm mở phòng khám nha khoa cho người mới

Kinh nghiệm mở phòng khám nha khoa cho người mới

Bạn đang có ý định mở phòng khám nha khoa? Nhưng bạn lại chưa có kinh nghiệm, chưa biết bắt đầu từ đâu? Đừng quá lo lắng. Bài viết này sẽ bật mí cho bạn nhiều điều hữu ích.

I. Tiêu chuẩn mở phòng khám nha khoa tư nhân

Phòng khám nha khoa là hoạt động trong lĩnh vực y tế. Vì vậy để mở được phòng khám nha khoa bạn cần có giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa như sau. Bao gồm:

  • Điều kiện về tư cách chủ thể. Mời bạn đọc bài viết ở đây
  • Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
  • Điều kiện nhân sự
Kinh nghiệm mở phòng khám nha khoa
Kinh nghiệm mở phòng khám nha khoa

Đầu tiên để mở phòng khám nha khoa, bạn cần tuân thủ quy định nhà nước về những vấn đề liên quan đến phòng khám nha khoa. Bạn xem điều kiện mở phòng khám nha khoa ở đây nhé. Sau đây là kinh nghiệm và tiêu chuẩn mở phòng khám nha khoa răng hàm mặt:

1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng khám nha khoa

Để mở một phòng khám nha khoa cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phòng kỹ thuật cấy ghép răng (implant) phải có diện tích ít nhất là 10m2
  • Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt có hơn 1 ghế răng cần diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5m2
  • Phòng khám chuyên khoa sử dụng thiết bị bức xạ (bao gồm thiết bị X-Quang chụp răng gắn liền với ghế răng) đáp ứng quy định pháp luật về an toàn bức xạ.

2. Về thiết bị y tế

  • Trang bị đầy đủ thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký
  • Có thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu nha khoa

II. Kinh nghiệm mở phòng khám nha khoa

1. Đội ngũ nhân sự

  • Bác sĩ, nhân viên, nha sĩ có chuyên môn bằng cấp
  • Tiếp đến, bạn cần có người quản lý phòng khám, nha sĩ, nhân viên lễ tân, nhân viên hành chính, điều dưỡng và tạp vụ. Công việc của từng nha sĩ sẽ được người quản lý phòng khám phân công chi tiết.
  • Nếu là phòng khám quy mô nhỏ tại nhà cần phải trang bị sự chỉn chu để mang lại sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng nhé.

2. Địa điểm trang thiết bị y tế

Bạn nên chọn phòng khám ở khu vực đông dân cư thuận tiện cho việc đi lại, dễ tìm kiếm…Bạn có thể tận dụng chính nhà của bạn để mở phòng khám nha khoa tại nhà tiết kiệm chi phí.

Trang thiết bị vật tư là công cụ hỗ trợ việc khám chữa bệnh hiệu quả. Bạn cần chuẩn bị dụng cụ nha khoa cơ bản để đáp ứng các hoạt động khám chữa bệnh suôn sẻ, chuyên nghiệp, gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

3. Chi phí mở phòng khám nha khoa

Bạn cần tính toán lại mỗi tháng bạn dự trù chi phí cố định nào và có phát sinh chi phí thay đổi nào không? Điều này giúp bạn dự trù nguồn tài chính. Bạn cần có sự chuẩn bị và lên chiến lược tài chính đúng đắn. Bạn cần note lại trên một file excel các nguồn chi phí.

Tùy vào quy mô lớn nhỏ sẽ có những chi phí khác nhau. Cơ bản sẽ có những loại chi phí cố định sau:

  • Tiền lương nhân viên
  • Tiền thuê mặt bằng phòng khám nha khoa
  • Chi phí thiết bị và nội thất nha khoa
  • Phí phòng thí nghiệm nha khoa, bảo hiểm, gia hạn giấy phép

Hoặc nếu bạn chưa đủ vốn bạn có thể hợp tác mở phòng khám nha khoa. Bên cạnh lợi ích chia sẻ nguồn tài chính. Bạn hợp tác bạn còn học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. Có cái nhìn nhiều góc cạnh hơn về chiến lược phát triển kinh doanh. Có một điều bạn cần lưu ý là nên chọn người phù hợp đồng hành nhé để giúp bạn đi nhanh và bền vững lâu dài.

4. Kế hoạch về dịch vụ khách hàng

Khách hàng chính là yếu tố quyết định nguồn sống sự thành bại của phòng khám. Vì vậy bạn cần lên kế hoạch chăm sóc khách hàng là yếu tố cần thiết cho phòng khám bạn. Xác định đúng phân khúc khách hàng của bạn.

Ngày nay phòng khám nha khoa không chỉ là khách hàng đến để khám chữa bệnh mà còn làm thẩm mỹ. Vậy nên nhu cầu nha khoa thẩm mỹ ngày càng cao. Bạn cần thường xuyên cập nhật nhanh chóng những xu hướng được ưa chuộng và công nghệ mới để đáp ứng dịch vụ tốt cho khách hàng nhé.

Bạn muốn quản lý thông tin & chăm sóc khách hàng trong nha khoa hiệu quả hơn với phần mềm CRM. Muốn tự động gởi chương trình khuyến mãi bằng sms marketing, email marketing, tự động nhắn tin hẹn lịch khách hàng và nhiều dịch vụ chăm sóc khách hàng tự động khác nữa. Phần mềm CRM nha khoa sẽ giúp bạn thu thập, quản lý và phân tích thông tin khách hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Contact